Công chứng là gì? Ý nghĩa việc thực hiện công chứng

công chứng là gì

Công chứng thường được mọi người nhắc đến khi làm thủ tục, giấy tờ hay hợp đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về vai trò của công chứng là gì? Bài viết sau đây Queen Pearl Mũi Né xin gửi đến bạn đọc giúp hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khái niệm công chứng là gì?

Công chứng là hoạt động thuộc cơ quan Nhà nước, được ủy quyền cho các tổ chức hành nghề công chứng. Ở đây là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng, giấy tờ theo quy định pháp luật. Các hoạt động công chứng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khác.

công chứng là gì
Công chứng là gì? Tại sao phải công chứng?

Hiện nay, Theo khoản 1 điều 2 Luật công chứng 2014, công chứng là việc được công chứng viên thuộc tổ chức hành nghê công chứng chứng nhận nhằm đảm bảo:

  • Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng và giao dịch dân sự khác trên văn bản
  • Tính chuẩn xác, hợp pháp, không đi trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ ngôn ngữ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc các cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu được công chứng

Đặc điểm và tính pháp lý của công chứng

Từ định nghĩa, việc nhận thấy đặc điểm và giá trị pháp lý của công chứng được cụ thể như sau:

Đặc điểm việc thực hiện công chứng

  • Hoạt động công chứng phải do công chứng viên thực hiện nhằm đảm bảo tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro
  • Người yêu cầu được công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
  • Nội dung công chứng là xác định tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên sẽ kiểm chứng và xác nhận các tình tiết, sự kiện có xảy ra trong thực tế, trong đó có cả các tình tiết, sự kiện chỉ xảy ra một lần, không để lại hình dạng, dấu vết. Nếu không được công chứng viên xác nhận thì về sau rất dễ xảy ra tranh chấp mà khi đó đó tòa án không thể xác minh được.
  •  Có hai loại hợp đồng, giao dịch được thực hiện hoạt động công chứng, đó là các loại theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải công chứng và các hợp đồng giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng

hồ sơ công chứng là gì

Giá trị pháp lý của công chứng là gì?

  • Văn bản, giấy tờ công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên thuộc tổ chức, đơn vị hành nghề công chứng ký và đóng dấu
  • Hợp đồng, giao dịch, giấy tờ công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ những trường hợp các bên tham gia có thỏa thuận khác.
  • Có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án vô hiệu.
  • Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch

Ý nghĩa quan trọng của việc công chứng là gì?

Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong dân sự, kinh tế, thương mại khi có tranh chấp xảy ra, các đương sự hay có xu hướng tìm kiếm những chứng cứ nhằm bênh vực cho lý lẽ của mình hoặc bác bỏ lập luận của đối phương. Để giúp phòng ngừa và đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế thương mại mà các bên tham gia phải cần đến công chứng.

Theo quy định pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. trong trường hợp nếu không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được xem là vô hiệu và không có giá trị pháp lý.

Từ đó có thể thấy, văn bản công chứng là công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phòng ngừa tranh chấp, tạo nên sự ổn định trong quan hệ dân sự, tài sản. Mặt khác, còn tạo ra chứng cứ xác thực, kịp thời khiến không thể chối bỏ trừ trường hợp bị Tòa tuyên vô hiệu

thủ tục công chứng là gì

Công chứng tại địa điểm nào?

Việc công chứng phải được thực hiện tại các trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Hiện nay, có 2 tổ chức hành nghê công chứng đó là Phòng công chứng và Văn phòng công chứng

  • Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở Tư pháp có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng – công chứng viên do chủ tịch UBND bổ nhiệm.
  • Văn phòng công chứng: 2 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao và các nguồn thu hợp pháp khác.

Như vậy, việc thực hiện công chứng có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong đời sống, việc làm ăn, hợp tác thương mại,… Thực tiễn cho thấy tranh chấp trong xã hội ngày càng tăng, vụ việc càng phức tạp, trong đó nguyên nhân chính từ việc không có xác thực mang tính pháp lý. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn về việc thực hiện công chứng là gì nhằm tránh những tranh chấp, rủi ro đem lại trong đời sống, làm ăn.

XEM THÊM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *