Một trong những thủ tục được nhiều người dân quan tâm do nhu cầu học tập, làm việc khi phải di chuyển đến khu vực khác sinh sống chính là đăng ký tạm trú. Qua bài viết dưới đây, Queen Pearl Mũi Né sẽ giúp mọi người tìm hiểu rõ hơn về việc làm hồ sơ đăng ký tạm trú để thực hiện thủ tục một cách nhanh và chuẩn xác nhất.
Vì sao phải làm hồ sơ đăng ký tạm trú?
Nơi tạm trú là nơi mà công dân sinh sống ngoài nơi đã đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Được hiểu đây là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân.
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi cư trú của mình với các cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú (theo khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú năm 2006)
Việc đăng ký tạm trú nhằm giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân góp phần đảm bảo an ninh, trật tự cho xã hội. Đồng thời, việc này không những là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân để có thể thực hiện được một số thủ tục thuận tiện hơn. Điển hình như việc mua nhà, bất động sản, đăng ký giấy tờ xe máy, ô tô, đăng ký kinh doanh, vay vốn từ ngân hàng, cho con cái đi học,…
Vì vậy, làm hồ sơ đăng ký tạm trú không những có ý nghĩa với cơ quan Nhà nước mà còn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của công dân.
Thủ tục, trình tự đăng ký tạm trú
Quy trình làm hồ sơ đăng ký tạm trú sẽ được thực hiện như sau:
Hồ sơ đăng ký tạm trú
Hồ sơ để thực hiện việc đăng ký sẽ bao gồm:
- Chứng minh thư (CMND) của người đăng ký tạm trú hoặc giấy tờ xác nhận của địa phương nơi người đó đã đăng ký thường trú
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở đó hợp pháp. Nếu chỗ đó là thuê, mượn, thì phải được chủ nhà hoặc người cho ở đồng ý trên văn bản về việc cho đăng ký tạm trú chỗ ở của mình.
- Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu
- Bản khai nhân khẩu
Ngoài ra công dân tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú thì việc đó phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, chữ ký, họ tên cùng thời gian.
Thủ tục đăng ký tạm trú
Bước 1: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Công an phường, xã, hoặc thị trấn. Cán bộ, người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với quy định của luật pháp về nơi cư trú:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy tờ biên nhận cho người nộp
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng lại thiếu thành phần hồ sơ, việc kê khai trong giấy tờ chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sợ sẽ hướng dẫn bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và phải có trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không tiếp nhận cho công dân
Bước 3: Nhận kết quả: nộp giấy biên nhận, lệ phí.
- Trường hợp được chấp nhận giải quyết hồ sơ đăng ký tạm trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ, kiểm tra giấy tờ, tài liệu; đối chiếu thông tin được ghi trong sổ tạm trú hoặc giấy tờ khác và ký nhận sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
- Với trường hợp không được giải quyết: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ và nhận văn bản về việc không được giải quyết, ký nhận
Thời gian trả kết quả dựa vào ngày hẹn được ghi trong giấy biên nhận
Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 3 ngày từ ngày nhận hồ sơ theo quy định
Lệ phí đăng ký tạm trú sẽ dựa theo quy định của Hộ đồng nhân dân tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương.
Hình phạt nếu không đăng ký tạm trú
Theo Luật cư trú mới nhất hiện nay, trong vòng 30 ngày kể từ ngày đến sinh sống và làm việc, học tập thì công dân phải có nghĩa vụ khai báo với người cho thuê hoặc tự mình đăng ký tạm trú tại trụ sở Công an xã/ phường/ thị trấn địa phương mình sinh sống. Cụ thể các hình phạt như sau:
- Phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, tạm trú.
- Phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng: với các hành vi tẩy xóa, sửa hoặc các hành vi làm sai lệch nội dung có trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ khác có liên quan đến cư trú
- Mức phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng với việc khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký tạm trú, thường trú; hoặc cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hay trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc thực hiện đăng ký tạm trú mà bạn cần biết. Việc này không mất quá nhiều thời gian và công sức, vì thế bạn nên chủ động thực hiện đúng quy định để tránh bị phạt và gặp rắc rối với các vấn đề liên quan đến thủ tục này!
XEM THÊM
- Vay ngân hàng mua nhà và những kinh nghiệm cần biết
- Mẫu đặt cọc mua đất và những lưu ý khi làm hợp đồng